Bạc ta là gì? So sánh bạc ta, bạc Thái

Bên cạnh vàng thì bạc cũng là chất liệu được chế tác thành nhiều món đồ trang sức phổ biến. Hiện có rất nhiều loại bạc khác nhau, trong đó phải kể đến bạc ta. Vậy bạc ta là gì, có gì khác so với bạc Thái, bạc 925. Hãy cùng farawebsite.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

I. Bạc ta là bạc gì?

Bạc ta chứa đến 99.9% bạc nguyên chất
Bạc ta hay còn gọi là bạc nõn, chứa đến 99.9% hàm lượng bạc nguyên chất và chỉ có 0.1% là hàm lượng các kim loại khác. Bạc ta có màu trắng rất đặc trưng và nếu chưa được đánh bóng thì sẽ có màu hơi đục.
Được biết, bạc ta xuất hiện sớm nhất trong lịch sử ngành chế tác trang sức bạc. Từ thiên niên kỷ thứ 4 TCN, bạc ta đã được sử dụng để làm đồ trang sức, dụng cụ trong đời sống. Từ sau thế kỷ 17, trang sức bằng bạc ta dần trở nên phổ biến hơn.

II. Những đặc điểm của bạc ta

Việc nắm rõ ưu điểm, hạn chế của bạc ta sẽ giúp bạn có được quyết định phù hợp khi mua trang sức từ bạc.

1. Ưu điểm của bạc ta

  • Bạc nõn rất bền màu, không bị gỉ hay oxy hóa theo thời gian
  • Bạc ta có thể ngăn chặn gió và những chất độc xâm nhập
  • Giá trị của bạc ta cao hơn các loại bạc khác.

2. Nhược điểm của bạc ta

Bạc ta có đặc tính mềm, dẻo và dễ bị biến dạng khi va chạm mạnh
Mặc dù có khá nhiều ưu điểm, nhưng loại bạc nõn cũng có những hạn chế nhất định nếu so với các loại bạc khác trên thị trường hiện nay. Vậy nhược điểm của bạc ta là gì?
  • Vì chứa đến 99.9% bạc nguyên chất nên bạc ta khá mềm, dẻo và bạn có thể dùng răng để kiểm tra chất lượng của bạc. Vậy nên, bạc ta ít được sử dụng để chế tác thành những món trang sức có hình dáng độc đáo, bởi vì dễ méo mó khi bị tác động mạnh. Để đạt được đến độ cứng trong chế tác trang sức, các nhà hoàn kim phải bổ sung thêm nhiều kim loại khác vào bạc ta.
  • Sản phẩm trang sức được chế tác từ bạc ta không đa dạng, ít kiểu dáng.
  • Độ nhẵn bạc nõn không tuyệt đối, dễ in dấu vân tay khi chạm bào và cần phải đánh bóng thường xuyên để có được vẻ sáng bóng. Do đó, mà bạc dễ bị hao trong quá trình chế tác, đánh bóng.
  • Bạc nõn sau thời gian dài sử dụng có thể bị đen hơn so với bạc Thái, bạc 925… Nguyên nhân của hiện tượng này là do phản ứng của bạc ta với muối và chất lưu huỳnh có trong mồ hôi của người đeo. Một nguyên nhân khác là do sự tiếp xúc với các loại hóa chất trong hoạt động sinh hoạt của người đeo. Những hóa chất này có thể khiến cho bạc có màu đen, mùi gỉ sắt.

III. Bạc ta có tốt không?

Bạc ta không chỉ là nguyên liệu để chế tác thành trang sức mà còn có nhiều tác dụng khác nhau. Trước đây, bạc ta được dùng làm nguyên liệu cho các dụng cụ trong lĩnh vực y tế nhờ vào đặc tính kháng khuẩn cao.
Đặc biệt, bạc ta còn còn mang đến những lợi ích cho sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ và người bệnh. Bạc ta có tác dụng với các hợp chất chứa khí lưu huỳnh và tạo thành muối bạc màu đen. Vì thế, khi phản ứng này xảy ra có nghĩa là khí độc từ bên ngoài hoặc mồ hôi người đeo đã đào thải ra. Nhờ đó mà người đeo bạc ta có thể bảo vệ được sức khỏe của mình.
Không chỉ vậy, người xưa đã dùng bạc ta để cạo gió, chữa cảm cúm hiệu quả.

IV. Cách phân biệt các loại bạc hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bạc khác nhau như bạc Thái, bạc 925, bạc Ý… Vậy những điểm khác nhau giữa các loại bạc này với bạc ta là gì?

1. Bạc Ý

Các loại bạc phổ biến trên thị trường hiện nay
Đây là loại bạc có đến 92,5% bạc nguyên chất, được sử dụng phổ biến trên thị trường trang sức hiện nay và được nhiều người ưa chuộng. Loại bạc này có tính bền, độ sáng tốt và độ cứng cao nên được chế tác thành nhiều món đồ trang sức khác nhau.
Nhiều người lựa chọn các sản phẩm được chế tác từ bạc Ý bởi vì chúng rất tinh tế, có các hoa văn, đường nét sắc sảo. Tuy nhiên, giá thành trang sức làm từ bạc Ý thường cao hơn so với các loại bạc khác.

2. Bạc Thái

Bạc Thái cũng là một nguyên liệu được chế tác thành nhiều món đồ trang sức khác nhau. Chúng cũng có độ cứng, độ bạo cao nên nhiều người thường nhầm lẫn với bạc Ý.

3. Bạc Xi

Loại bạc này cũng chứa 92,5% bạc nguyên chất và được phủ lớp vàng trắng ở bên ngoài, vì thế mà chúng có giá thành rất cao. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng thì trang sức làm từ bạc xi cũng bị xỉn màu.

V. Cách làm sáng, bảo quản bạc ta

Bạn có thể làm sáng bạc ta bằng baking soda hoặc nước rửa chén
Để làm sáng bạc ta bị xỉn màu, bạn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau:
  • Dùng nước rửa chén loãng. Bạn chỉ cần ngâm bạc nõn với nước rửa chén trong bài phút, sau đó rửa sạch với nước và lau khô bằng khăn mềm.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm sáng bạc ta với baking soda. Hòa một chút baking soda với nước, sau đó ngâm trang sức bạc trong vài phút, rồi rửa sạch với nước và lau khô tương tự với cách làm sáng bằng nước rửa chén.
Như đã chia sẻ, bạc ra rất mềm và dẻo nên bạn cần phải biết cách bảo quản đến duy trì được vẻ đẹp của chúng.
  • Đối với những món trang sức đeo ở vùng tiết mồ hôi nhiều như cổ, tay… thì không nên đeo thường xuyên, bạn chỉ nên sử dụng vào những sự kiện quan trọng. Bởi vì, mồ hôi tiết ra từ cơ thể sẽ khiến chúng bị đen đi nhanh chóng.
  • Không để trang sức tiếp xúc với các loại hóa chất như kẽm dưỡng da, sữa tắm, sữa rửa mặt…
  • Nên cất trang sức bằng bạc trong hộp kín để tránh tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài.
  • Thường xuyên vệ sinh, đánh bóng trang sức để duy trì được vẻ đẹp như ban đầu.
  • Những món đồ trang sức bạc có gắn đá quý thì bạn cần phải bảo quản kỹ lưỡng. Nến tháo khi làm việc nhà, hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao để tránh va chạm gây méo méo, làm rơi.

VI. Cách kiểm tra bạc ta nguyên chất

  • Kiểm tra bạc ta bằng mắt thường: Bạc ta nguyên chất thường có màu trắng sáng, bề mặt không nhẵn bóng.
  • Dùng răng cắn: Bạc ta rất mềm và dẻo, nên bạn có thể dùng răng cắn để kiểm tra bạc nguyên chất. Nếu để lại vết răng thì đó chính là bạc ta nguyên chất.
  • Kiểm tra bằng âm thanh: Khi rơi xuống nền gạch, bạc ta nguyên chất sẽ phát ra tiếng cạch duy nhất, không có độ vàng.
  • Kiểm tra bằng cách ngửi: Bạc ta nguyên chất sẽ không có mùi. Do đó nếu phát hiện bạc có mùi tanh hoặc kỳ lạ thì đó có thể là bạc đã lẫn nhiều tạp chất.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết bạn đã hiểu rõ bạc ta là gì, cũng như đặc tính để có thể nhận biết được loại bạc này.