Lutein là gì? Công dụng của lutein với sức khỏe

Lutein được biết đến mà một dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Thế nhưng lutein là gì, có những lợi ích như thế nào với sức khỏe của con người thì không phải ai cũng biết chính xác. Vậy hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của farawebsite.org để hiểu rõ hơn về lutein nhé.

I. Lutein là gì?

Lutein rất tốt cho sức khỏe của mắt
Lutein là một hợp chất carotenoid tồn tại nhiều ở điểm vàng của mắt và trong não. Chúng là thành phần cần thiết để tạo nên cơ thể sống. Thế nhưng, cơ thể con người không thể tự tổng hợp lutein mà cần phải bổ sung chúng thông qua các loại rau củ, thực phẩm hoặc các chất bổ sung khác.
Bên cạnh đó, lutein còn đóng vai trò là chất chống oxy hóa giúp da chống lại những tổn thương do gốc tế bào gây ra hoặc cho chế độ ăn thiếu dinh dưỡng. Cấu trúc hóa học của lutein rất phức tạp và chỉ được chiết xuất từ thực vật. Vì thế, lutein sau khi chiết xuất được ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm, sức khỏe.

II. Những tác dụng của lutein

1. Vai trò đối với sức khỏe của mắt

Lutein được xem là phương pháp điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng hiệu quả. Theo đó, chúng bảo vệ mắt bằng cách lọc tia UV có bước sóng ngắn gây ảnh hưởng đến điểm vàng của mắt.
Bên cạnh đó, lutein còn giúp loại bỏ đến 90% các bước sóng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi…
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều lutein có hiệu quả làm tăng mật độ quang học của sắc tố võng mạc, chống lại sự phát triển của thoái hóa điểm vàng.
Ngoài ra, lutein còn mang đến những lợi ích cho sức khỏe của mắt như tăng cường mô mắt, tăng cường thị lực, giảm mỏi mắt, lóa mắt do ánh sáng nhạy cảm.

2. Có lợi đối với sức khỏe tim mạch

Chắc hẳn sau khi biết được lutein là gì, không ít người muốn hiểu rõ hơn vai trò của chúng đối với sức khỏe. Ngoài tác dụng đối với sức khỏe của mắt, lutein còn giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ. Bởi vì, chúng có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm nên có lợi cho tim mạch bằng cách giảm viêm.

3. Cải thiện sức khỏe não bộ

Lutein còn giúp tăng cường sức khỏe não bộ
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn uống chứa nhiều lutein và mức độ lưu thông cao của lutein có liên quan đến việc tăng cường trí nhớ, cải thiện khả hiệu suất nhất thức. Như vậy, lutein còn đóng vai trò bảo vệ trong việc ngăn ngừa bệnh thoái hóa thần kinh, tăng cường sức khỏe não bộ ở người già.

4. Tác dụng đối với làn da

Không chỉ có vai trò quan trọng đối với mắt, lutein còn mang đến lợi ích tuyệt vời cho làn da. Lutein giúp lọc những bước sóng cao của ánh sáng mặt trời, làm chậm quá trình oxy hóa của làn da vì thế mà giúp chống lại ung thư ở da.
Một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy lutein bảo vệ chống lại tổn thương ở da do ánh sáng mặt trời gây ra, ví dụ như dấu hiệu của lão hóa, ung thư da.

5. Giảm nguy cơ ung thư

Một số bằng chứng chỉ ra rằng những người tiêu thụ lutein nhiều từ chế độ ăn uống thì có tỷ lệ ung thư vú, cổ tử cung, đại tràng thấp hơn so với những người khác. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa chỉ ra tác động lutein tới ung thư nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra được sự tương quan giữa người trưởng thành có mức lutein trong máu cao sẽ giảm được nguy cơ mắc một số dạng ung thư phổ biến.
Như đã chia sẻ khi giải thích lutein là gì, chúng cung cấp chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng có lợi làm giảm viêm gây bệnh. Tuy nhiên, tại thời điểm này thì chúng ta vẫn cần thêm các nghiên cứu để hiểu chính xác tác dụng của lutein về ung thư, sức khỏe tim mạch, miễn dịch.

III. Nhu cầu lutein hàng ngày của con người như thế nào?

Bạn có thể bổ sung Lutein bằng các loại rau xanh
  • Cho dù vẫn chưa có khuyến cáo chính xác về liều lượng lutein mà chúng ta cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày, nhưng các nhà khoa học đều cho rằng 1 người trưởng thành chỉ nên bổ sung khoảng 10mg lutein/ngày.
  • Để ngăn chặn tổn thương do oxy hóa và giảm những triệu chứng liên quan đến thị giác, bệnh da liễu thì người trưởng thành nên bổ sung từ 6-30mg lutein/ngày. Những người không ăn nhiều rau củ, nghiện thuốc lá hoặc phụ nữ sau mãn kinh có thể bổ sung lutein bằng các loại thực phẩm chức năng.
  • Liều thông thường dùng để giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng là khoảng 6mg/ngày hoặc có thể bổ sung bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giàu lutein.
  • Với trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi, cách bổ sung lutein lý tưởng nhất vẫn là thông qua sữa mẹ. Hàm lượng lutein có trong sữa mẹ tương đương khoảng 200mcg/lít, trong khi hàm lượng lutein mà trẻ cần là 2 mg/1kg cân nặng. Vì thế, việc bổ sung lutein thông qua nguồn sữa, thức ăn dặm là giải pháp tối ưu mà các mẹ có thể tham khảo lựa chọn.
  • Nên bổ sung lutein cùng với các bữa ăn hàng ngày bởi vì chúng hoạt động giống như một chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo và hấp thụ tốt khi ăn với các loại thực phẩm giàu omega-3.
  • Những bị xơ nang cần bổ sung lutein, bởi vì họ không thể hấp thu tốt các carotenoids từ thực ăn và nồng độ lutein trong máu ở mức độ thấp.
  • Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều lutein có khiến da hơi vàng. Vì thế, trước khi dùng thuốc bổ sung lutein bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ. Ngoài ra, thức ăn hoặc rượu có thể tương tác với lutein, làm thay đổi cơ chế hoạt động của chúng hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
Lutein được tìm thấy nhiều trong các loại rau có màu xanh như rau diếp, cải xoăn, bông cải xanh, đậu hà lan… Bên cạnh đó, chúng cũng được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác như lúa mì cứng, ngô, lòng đỏ trứng… Vì thế, bạn có thể bổ sung lutein cho cơ thể bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Mỗi người sẽ có khả năng hấp thụ lutein khác nhau, vì thế bạn cũng có thể bổ sung chúng bằng các loại thực phẩm chức năng khác.
Hy vọng với chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được lutein là gì cũng như những vai trò của nó đối với sức khỏe. Mong rằng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe.