Bóng đá phủi là gì? Những lưu ý khi tham gia bóng đá phủi
Với những người không thường xuyên theo dõi, cập nhật các tin tức xung quanh môn thể thao Vua, Bóng đá phủi chắc hẳn là thuật ngữ vô cùng xa lạ.
Vậy nên, nên chúng ta hãy cùng farawebsite.org tìm hiểu xem bóng đá phủi là gì cùng những quy tắc thi đấu bóng đá phủi để xem nó có gì đặc biệt dưới bài viết sau đây nhé.
I. Bóng đá phủi là gì?
Bóng đá phủi hay còn được gọi với tên gọi là bóng đá mini. Đây là một loại hình bóng đá nghiệp dư dành cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính.
“Phủi” được hiểu với nhiều sự bụi bặm, mang tính chất của bóng đá đường phố. Những đối tượng tham gia thi đấu bóng đá phủi thường không xuất thân từ một lò đào tạo hay chương trình nào. Họ chỉ là những người có niềm đam mê với trái bóng và thường cùng gia đình, bạn bè tụ tập.
Bóng đá phủi có thể được tổ chức từ các bạn thiếu niên, nhi đồng hay các đối tượng nhân viên văn phòng, dân công sở,…
Thông thường đây là các trận đấu diễn ra trên sân cỏ nhân tạo, mang đến sự tự do, phóng khoáng dành cho mỗi cầu thủ.
Như các trận đấu bóng đá, mỗi trận đấu bóng đá phủi cũng yêu cầu có tối đa 5 hay 7 cầu thủ và một thủ môn cho mỗi đội.
Hiện nay, bóng đá phủi trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân ở các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng,…
II. Yêu cầu của một cầu thủ bóng đá phủi
Để trở thành một cầu thủ toàn năng tại môn thể thao này, các cầu thủ khi thi đấu trên sân cần có cho mình nhiều yếu tố cơ bản như thể lực, sức tì đè, khả năng chạy chỗ, khả năng dứt điểm, sút xa,… tuy nhiên yếu tố cần thiết nhất đối với một cầu thủ chính là tốc độ và kỹ thuật.
Ngoài ra, chính tinh thần thi đấu của người chơi chính là điều để biến bóng đá phủi là môn thể thao dành cho tất cả mọi người.
Bóng đá phủi yêu cầu người chơi phải hòa mình với từng đường bóng trên sân, thi đấu một cách vui vẻ, nhiệt huyết. Có như vậy thì mọi khó khăn, stress trong cuộc sống đều được xóa tan hết.
Thông thường, các trận đấu bóng đá phủi được diễn ra trên sân cỏ nhân tạo với số lượng 7 cầu thủ mỗi đội. Nhiều sơ đồ chiến thuật phổ biến tại như: 2-3-1, 1-1-3-1, 3-2-1,2-2-2,…
III. Một số biến thể khác của bóng đá phủi
1. Futsal
Futsal hay còn được gọi là thi đấu bóng đá trong nhà được ra đời từ ý tưởng của một thầy giáo người Uruguay.
Hiện tại đây là môn thi đấu được ưa chuộng và phổ biến ở khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Môn thể thao này được thi đấu ở mặt sân cứng bên trong nhà thi đấu, có sự kết hợp luật chơi giữa các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng ném,…
2. Bóng đá bãi biển
Bóng đá bãi biển được xem là biến thể của bóng đá phủi. Nó được thực hiện trên mặt cát trên biển với sự tham gia của 5-7 cầu thủ trong một đội.
Do tính chất mặt sân cát, nên không phải bất cứ cầu thủ nào sở hữu kĩ thuật giỏi cũng có thể thành thạo trên mặt sân này.
3. Bóng đá 5-7 người
Đây là biến thể bóng đá có sự sự thay đổi về kích thước sân và số lượng người chơi sao cho phù hợp nhất có thể. Thông thường, các trận đấu diễn ra trên mặt sân cỏ nhân tạo.
IV. Điểm khác biệt giữa bóng đá phủi xưa và nay
Trước đây, bóng đá phủi được biết đến như một hình thức tự phát tại môn thể thao Vua của những đối tượng có niềm đam mê với trái bóng tròn. Nhưng hiện tại, nhờ vào sự hưởng ứng nhiệt tình của rất nhiều người, bóng đá phủi này càng phát triển mạnh.
Ngày xưa, các thức thi đấu diễn ra các trận cầu trong khuôn khổ bóng đá phủi đơn giản, thậm chí có phần thô sơ, nếu không muốn nói là thiếu chuyên nghiệp.
Những giải đấu này không có sự góp mặt của trọng tài để đánh giá kết quả trận đấu một cách chính xác nhất nên thường xảy ra nhiều tranh chấp, xô xát trong các trận.
Ngày nay, bóng đá phủi được đầu tư mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Bằng chứng là sự xuất hiện của rất nhiều giải đấu mang đậm dấu ấn về mặt chuyên môn và độ chuyên nghiệp.
Các đội bóng khi tham gia thi đấu tại môn thể thao này đều phải đầu tư về tranh phục, cùng các hệ thống âm thanh, ánh sáng để hỗ trợ giải đấu được vận hành chuyên nghiệp nhất. Với sự phát triển của xã hội, diện mạo của bóng đá phủi cũng thay đổi hoàn toàn. Đặc biệt nó trở thành “nghề” kiếm ra tiền dành cho nhiều dân bóng đá phủi.
V. Những lưu ý khi tham gia bóng đá phủi
1. Hạn chế chấn thương
Đây là điều lo lắng nhất đối với các cầu thủ thi đấu chuyên nghiệp nói chung lẫn các anh em có niềm đam mê đá phủi.
Chấn thương trên sân không chỉ khiến cầu thủ không có được thể trạng thi đấu tốt nhất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của cả đội nên bạn đặc biệt lưu ý khi tham gia đá phủi nhé.
Nhiều cầu thủ vào bóng quyết liệt nên rất dễ gây ra chính chấn thương cho bản thân và cầu thủ đối phương, khiến trận đấu bị gián đoạn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nên bạn cần lưu ý nhé.
2. Khởi động trước khi ra sân
Khởi động chính là yếu tố quan trọng quyết định bạn có dính chấn thương hay không sau tình huống va chạm.
Khởi động sẽ làm nóng các khớp và cơ trong cơ thể để bạn làm quen với môi trường từ từ, đáp ứng được hiệu suất hoạt động cường độ cao khi bạn chính thức vào sân thi đấu.
Các bài tập khởi động phổ biến ở môn bóng đá phủi có thể kể đến như: chạy bền, chạy bước nhỏ, đá lăng, xoay khớp cổ tay, chân. Bạn chỉ cần thực hiện nghiêm túc 10-15 phút khởi động là đã có hiệu quả tuyệt vời nhất rồi.
VI. Tổng kết
Có thể nói, bóng đá phủi là sân chơi lành mạnh, thoải mái dành cho nhiều đối tượng có niềm đam mê với môn thể thao vua có cơ hội được tham gia.
Ở họ không có quá nhiều sự ràng buộc hay áp lực thi đấu như các cầu thủ chuyên nghiệp nên rất được nhiều người hào hứng đón nhận.